Chiến thắng
30 tháng 4 năm 1975 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Với chiến
thắng đó nhân dân ta đã quét sạch bóng quân thù, hòa
bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối,
Bắc – Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến Mũi Cà Mau. Đã đem lại cho
toàn thể nhân dân ta có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Thực trạng hiện
nay trên các trang mạng có rất nhiều bài viết về sự kiện này. Phần lớn các bài
viết đều cho thấy rằng đó là một sự kiện rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc; nhưng bên cạnh đó cũng không ít bài viết lại xuyên tạc lịch sử,
đi ngược lại đường lối, chính sách,
quan điểm của Đảng, nguyện vọng của quần chúng nhân dân và có khi lại đang đe dọa
cuộc sống của tất cả người dân Việt Nam.
Có những kẻ cho rằng: “ Nước ta không
nên giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, mà cứ để Miền Nam cứ phát triển
kinh tế lớn mạnh như Hàn Quốc hiện nay, có như vậy nhân dân mới có được cuộc sống
ấm no, sung túc và giàu sang”, hay có người viết: “ Thống nhất đất nước chỉ
là ý muốn của một bộ phận nhỏ trong nhân dân, mà cụ thể ở đây là những người cộng
sản, để phục vụ riêng cho cộng sản”.....
Thực chất những kẻ đó là những người đòi xét lại lịch sử dân tộc, mang đầy tính chất phản động nổi
lên rất lớn, đã đánh lừa quần chúng nhất là những người dân có trình độ thấp,
nhận thức chưa sâu sắc về chính trị,.... Với mục đích sâu xa là chống phá Đảng
ta và tiến tới lật đổ chính quyền Nước ta như Liên Xô cũ trong lịch sử. Dù các
bài viết này có hay đến đâu, sắc xảo đến đâu nhưng nó vẫn là những bài viết hoàn
toàn sai sự thật của lịch sử.
Hãy giả định, nếu như không có sự đấu tranh quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nhằm đập tan những âm mưu của một số nước lớn muốn chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17, hoặc có ý định biến miền Bắc thành vùng đệm. Thì liệu rằng Mỹ có tập trung kinh tế để xây dựng miền Nam Việt Nam như Nam Triều Tiên để làm đối trọng với Bắc Triều Tiên hay không? Hay sau đó cũng chỉ tập trung vào khai thác bóc lột nhân dân như thời Pháp. Hãy nên nhớ Việt Nam là nước duy nhất đến hiện nay trên thế giới đánh thắng Mỹ và tay sai, là quốc gia đi đầu trong sự nghiệp thống nhất đất nước.
Hãy giả định Việt Nam chấp nhận chia đôi đất nước thì thực tiễn cho
thấy ở bán đảo Triều Tiên chia làm hai quốc gia với hai chế độ chính trị và hai
nền kinh tế hoàn toàn khác nhau (giống như đất nước ta trước năm 1975) Hàn Quốc
có nền kinh tế phát triển rất mạnh nhưng cho đến hiện nay thì tình hình chính
trị luôn bất ổn, bị đe dọa xảy ra chiến tranh giữa hai nước mà không được hòa
bình tự do ổn định phát triển đất nước như nước ta.
Nhưng thực tế lịch sử đã cho thấy, Việt Nam đã thống nhất và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với những vết thương chiến tranh. Giả sử Việt Nam không bị tàn phá bởi chiến tranh, không bị Phương Tây cấm vận gần nửa thế kỷ thì giờ đây chúng ta như thế nào? Mặc dù vậy, những thành quả mà nhân dân ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực là không thể phủ nhận. Từ một nước thiếu đói Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới, từ một nước nghèo khó Việt Nam trở thành một nước đang phát triển trung bình, từ một đất nước mà người biết chữ chỉ 3-4% hiện nay đã phổ cập giáo dục trung học, từ một nước nhận viện trợ và đầu tư đã trở thành nước tự lực có đầu tư ra bên ngoài. Quan trọng nhất, Việt Nam đã độc lập cả về lãnh thổ và chính trị, nhân dân ta được tự quyết những gì Đảng và nhân dân thống nhất. Điều đó đã được Liên Hiệp quốc công nhận.
Những minh chứng đó đã cho thấy những kẻ đòi xem xét lại lịch sử là những kẻ quay lưng với dân tộc.
Chính vì vậy
đã là những công dân Việt Nam phải biết tự hào về dân tộc của mình chứ không
nên vì một chút lợi ích của bọn Chủ nghĩa Đế quốc mà xuyên tạc đi lịch sử hào
hùng của dân tộc và bán đi cả niềm tin của cả dân tộc giao cho mình. Hãy dùng
những tri thức đó để chống lại chiến lược “ diễn biến hòa bình” để bảo vệ đất
nước, bảo vệ Đảng, nhân dân và cuộc sống ấm no của mọi người xung quanh và của chính bản thân mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét