Trong những ngày đầu giành được độc lập, bên cạnh chủ trương hòa-đàm linh hoạt, mềm dẻo,Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xử lý khéo léo quan hệ với các nước lớn, tránh đối đầu trực diện và tranh thủ thời gian hòahoãn vàsựủng hộ của các nước trung lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức được tầm quan trọng, vai trò củacácnước lớn trên trường quốc tế. Người chỉ rõ: “Thế giới hòabình có thể thực hiện nếu các nước trên thế giới, nhất là những nước lớn, đều sẵn sàng giải quyết những xích mích giữa các nước bằng cách thương lượng”(1). Do đó, tôn trọng và xử lý khéo léo trong quan hệ giữa các nước lớn, lợi dụng mâu thuẫn đối phương, duy trì hòa hoãn, bảo vệ thành quả cách mạng là một mẫu mực về ngoại giao cho các thời kỳ saucủa Người.
Trước khi giành chính quyền, Hồ Chí Minhđã tận dụng tối đa sự trung lập của Mỹ để có được sự ủng hộ của Mỹ với Việt Minh với tư cách là lực lượng Đồng minh chống phát xít. Hoạt động của nhóm Con Nai ở Tuyên Quangmặc dù không đem lại nhiều lợi ích về vật chất, nhưng đã tạo được những điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.Lúc này, mặc dù Tổng thống Truman hứa hẹn với De Gaulle không chống lại việc Pháp khôi phục vai trò tại Đông Dương, nhưng chính quyền Mỹchưa bày tỏ chủ trương rõ ràng, dứt khoát về vấn đề này. Nắm được mối liên hệ giữa Mỹ và Tưởng nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ những người Mỹ có mặt tại Hà Nội để kiềm chế các tướng lĩnh của Tưởng và thế lực của Pháp. Những hoạt động ngoại giao tích cực của Hồ Chí Minh với Mỹ đã có tác dụng nhất định tới thái độ của Mỹ trong vấn đề Đông Dương. Tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹcó nhận xét: “Trong khi không có hành động gì đáp ứng lại các yêu cầu mà Hồ Chí Minh nêu lên, Mỹ cũng không sẵn sàng giúp đỡ Pháp”(2).
Trong quá trình lãnh đạo Nhà nước non trẻ, phải đối phó với nhiều kẻ thù -các nước lớn, Hồ Chí Minhđã khéo léo xử lý mối quan hệ với từng nướcđể vẫn duy trì được lợi ích dân tộc. Thay mặt Chính phủ, Người đã nhiều lần gửi thư, điện, công hàm cho các lãnh đạo, nhà chức trách của các nước lớn để khẳng định tính hợp pháp của Nhà nước ta cũng như thể hiện sự tôn trọng với các nước lớn. Từ tháng 9-1945 đến tháng 2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tám lần gửi thông điệp, thư, điện và công hàm cho Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, giới thiệu chủ trương, chính sách phát triển mới của Việt Nam; tố cáo Pháp trở lại xâm lược Việt Nam,vi phạm các nguyên tắc nêu trong Hiến chương Đại Tây Dương và Hiến chương Liên Hợp quốc; đề nghị Mỹcông nhận nền độc lập của Việt Nam. Là người đứng đầu Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao,Chủ tịch Hồ Chí Minh có những cuộc tiếp xúc với quan chức ngoại giao của Mỹ. Tháng 9-1946, khi ở Pháp, Ngườiđến thăm Đại sứ quán Mỹ ở Pari, gặp Đại sứ Mỹ và sau đó tiếp cán bộ Đại sứquánMỹ đến chào.
Như vậy, trong thời gian đầu giành được chính quyền, ngoại giao Việt Nam chủ yếu phải ứng xử với các nước lớn,như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Pháp... Đâycũng là một trong những giai đoạn mà tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về xử lý quan hệ với các nước lớn được vận dụng sâu sắc và tương đối thành công, tạo thế hòahoãn để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến trường kỳ.
Trong bối cảnh thế giới phức tạp hiện nay, Đại hội Đảng XII đã nhận định“cục diện thếgiới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực”(3). Trong quan hệ đối ngoại, vận dụng bài học kinh nghiệm ngoại giao giai đoạn 1945 -1946của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thực hiện phương châm: “Cân bằng động” trong quan hệ với các cường quốc trên thế giới trong cụcdiện thế giới đa cực nhiều trung tâm.
Hiện nay, thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ cũng như tâm điểm của toàn cầu hóađều thuộc về các cường quốc, các trung tâm kinh tế thế giới.Do đó, để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐHđất nước, hội nhập quốc tế, Việt Nam vàcác nước đang phát triển khác cần tranh thủ vốn và khoa học - công nghệtừ các nước lớn. Vấn đề hợp tác với các nước lớn hiện nay là một trong những trọng tâm của công tác đối ngoại. Mặt khác, Việt Nam có vị trí địa -chính trị quan trọng và có nhiều tiềm năng phát triển trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương nên luôn là đối tượng của các nước lớn (trong đó có Mỹ và Trung Quốc).Trong lịch sử, Việt Nam đã từng là “khu đệm”, là “bàn đạp” của các cuộc tranh giành ảnh hưởng ở khu vực. Bởi vậy, bất kỳ biến động nào trong quan hệ giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á đều tác động tích cực vàtiêu cực đến an ninh,phát triển của Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam lại là nước láng giềng và có quan hệ đặc biệt gắn bó với Trung Quốc -nước đang nổi lên và đóng vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới,nên tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đãtrở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của dư luận. Vì vậy màchính sách đối ngoại của Nhà nước tavới các nước lớn giai đoạn hiện nay phải hết sức thận trọng và linh hoạt, sáng tạo.
Trên chặng đường lịch sử ngoại giao dân tộc, mỗi khi ta đánh giá không đúng tương quan lực lượng, xử lý chưa khéo trong quan hệ với các nước lớn thường dễbị bao vây, cô lập. Nên với các nước lớn, ta chủ trương duy trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóaquan hệ. Rút kinh nghiệm từ lịch sử, ta tuyệt đối tránh “nhất biên đảo” hay liên minh với bất cứ nước lớn nào. Đồng thời duy trì chính sách chủ động và “cân bằng động” một cách mềm dẻo với các cường quốc. Trong sự đan xen lợi ích, ta cần chủ động thúc đẩy quan hệ với các nước lớn như Mỹ,Trung Quốc;dùng quan hệ với nước lớn này để tác động quan hệ với nước kia, tránh trở thành “con bài” để các nước lớn mặc cả lợi ích. Do đó,chiến lược đối ngoại của ta nêntạo ra nhiều mối hợp tác, đan xen, ràng buộc lợi ích với các cường quốc.
Có thể nói, chính sách cân bằng nước lớn được xemlà sự lựa chọn tất yếu của đa số các nước nhỏ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương thời gian qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng diễn biến phức tạp, chính sách “cân bằng” dù là một lựa chọn hàng đầu nhưng vẫn cần có những cách tiếp cận linh hoạt để đạt được tối đa lợi ích. Chủ trương phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, xây dựng quan hệ ở tầm đối tác chiến lược cũng để phục vụ mục đích trên. Do đó, chúng ta cần có đối sách phù hợp và sách lược linh hoạt, mềm dẻo với từng nước lớn để tối đa hóalợi ích quốc gia.
Với Trung Quốc, hai vấn đề nổi bật nhất hiện nay trong quan hệ Việt -Trung là vấn đề Biển Đông và hợp tác kinh tế. Tranh chấp Biển Đông còn căng thẳng và chưa tìm được giải pháp phù hợp. Về kinh tế, Trung Quốc hiện là đối tác chiến lược toàn diện lớn nhất của Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc tương đối vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực,như xuất nhập khẩu, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, xây dựng, năng lượng, viễn thông, công nghệ, nhân công. Do đó, trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cần có sự “cương”, “nhu” thích hợp. Tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự cách biệt lớn và khoảng cách đó đang tiếp tục bị nới rộng theo hướng ngày càng bất lợi cho ta. Trong khi Trung Quốc có nhiều đối sách với Việt Nam và tương quan lực lượng giữa ta và Trung Quốc có sự cách biệt lớn, thì vấn đềhợp tác chiến lược giữa ta với các đối thủ cạnh tranh chiến lược của Trung QuốcnhưMỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga…là rất cần thiết. Trong quá trình mở rộng tầm ảnh hưởng ra khu vực và thế giới, Trung Quốc đã va chạm với hầu hết các nước trong khu vực và nước lớn. Hầu hết các nước này đều muốn Việt Nam tăng cường sức mạnh để góp phần kiềm chế chiến lược của Trung Quốc. Ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớnđể tăng cường thực lực và nâng cao vị thế chiến lược của Việt Nam ở khu vực.
Trong quan hệ với Trung Quốc, ta cần tiếp tục thực hiện phương châm vừa hợp tác,vừa đấu tranh theo hướng tăng cường hợp tác, giảm thiểu bất đồng. Ta kiên quyết thực hiện chính sách độc lập, tự chủ, không lệ thuộc vào Trung Quốc. Với sự trỗi dậy mãnh mẽ cùng mục tiêu tăng cường tầm ảnh hưởng với khu vực nên Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục áp dụng chính sách hai mặt trong quan hệ với Việt Nam trên từng vấn đề, từng sự việc cụ thể. Do đó, ta cần xử lý quan hệ với Trung Quốc dựa trên lợi ích dân tộc giữa một nước nhỏ với một nước lớn, giữa hai nước láng giềng và phải luôn linh hoạt, mềm dẻo, vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm đối tác -đối tượng để tránh đối đầu, căng thẳng hoặc lệ thuộc;kiên quyết giữ vững độc lập tự chủ, tránh rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Là một nước lớn và muốn đưa Việt Nam vào tầm ảnh hưởng, Trung Quốc có tiềm lực và sẵn sàng thực hiện các chính sách kiềm tỏaViệt Nam. Do đó, ta cần cân bằng quan hệ,thiện chí, minh bạch và tăng cường xây dựng lòng tin với Trung Quốc trong khi thúc đẩy hợp tác với các nước lớn khác.
Cần linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻogiải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước;đồng thờitiếp tục nỗ lực cùng ASEAN can dự, đưaTrung Quốc vào các cơ chế và khuôn khổ để ràng buộc hành vi của Trung Quốc, nhất là thúc đẩy chuyển từ DOC sang COC; thực hiệnchính sách “cân bằng động” với Trung Quốc, duy trì quan hệ tốt với các nước lớn là đối thủ chiến lược của Trung Quốc để tạo thế cân bằng,coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và hướng tới mục tiêu sớm lập đối tác chiến lược với Mỹ.
Với Hoa Kỳ, cùng chiến lược trở lại châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là nhân tố có giá trị chiến lược trong việc giải bài toán “Trung Quốc”của Mỹ. Nhưng sự khác biệt về chế độ chính trị - xã hội vànhững tàn dưdo chiến tranh để lại khiến giữa hai nước còn nhiều nghi kỵ. Quan hệ ViệtNam-Hoa Kỳvẫn còn những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc khiến Hoa Kỳphải triển khai chính sách “cân bằng từ xa”. Theo đó, Hoa Kỳtăng cường năng lực cho các nước là đối thủ tiềm tàng hay có tranh chấp lãnh thổ, biển,đảo với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Mặc dù thời gian gần đây, vấn đề nhân quyền, dân chủ có xu hướng ít được chú trọng trong quan hệ Việt Nam -Hoa Kỳnhưng về lâu dài, chiến lược “diễn biến hòabình”với mục tiêu thay đổi chế độ chính trị Việt Nam vẫn không thay đổi.
Hiện nay, quan hệ Trung Quốc -Hoa Kỳtác động mạnh mẽ đến đời sống quốc tế, trong đó có Việt Nam. Do đó,việc dự báo đúng đắn, chính xác quan hệ Trung Quốc -Hoa Kỳ là yếu tố quan trọngđể hoạch định chính sách với hai cường quốc này. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay Hoa Kỳvà Trung Quốc vẫn đang kiềm chế ảnh hưởng lẫn nhau, kinh tế Trung Quốc xét về tổng thể chưa thể vượt qua Hoa Kỳ. Đến năm 2020, Trung Quốc chưa thể thay đổi cục diện khu vực châu Á -Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục cạnh tranh trong cùng tồn tại hòabình như hiện nay. Thực trạng này là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam giữ vị tríchiến lược với Hoa Kỳvà Trung Quốc.
Trong chiến lược cân bằng với hai cường quốc (Trung Quốc và Hoa Kỳ), ta cần giữ vững nguyên tắc độc lập,tự chủ.Tuy nhiên, ta có thể tranh thủ khai thác tối đa thời cơ hợp tác kinh tế;tiếp tục phát triển, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ;coi trọng phát triển quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư, giáo dục, khoa học -kỹthuật...
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ (từ ngày 6-7 đến ngày 10-7-2015), tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ khẳng định quan điểmcoi trọng quan hệ với nước lớnvà ngoại giao hòahiếu của Hồ Chí Minh, mà còn nhấn mạnh vai trò “đối tác thương mại hàng đầu” của Hoa Kỳ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay(4).Chuyến thăm và bài phát biểu trên là một trong những bước đi cần thiết của ngoại giao Đảng trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới.
Chúng ta cần xây dựng và phát triển hơn nữa các cơ chế đối thoại, trao đổi với Hoa Kỳ trong thời gian tới, tăng cường cơ chế đối thoại giữa hai Bộ trưởng ngoại giao đã được thiết lập bởi Tuyên bố chung Việt -Mỹ tháng 7-2013 trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.Đây là cách thức để tăng cường sự hiểu biết, hợp tác lẫn nhau giữa hai nước. Các diễn đàn, cơ chế hợp tác, trao đổi song phương sẽ tạo ra sự đan xen, ràng buộc lợi ích giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Cùng với ngoại giao Đảng, ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân cũng cần được tăng cường để giảm thiểu nghi kỵ giữa hai bên.
Mặt khác, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại trong quan hệ hai bên để tìm ra biện pháp giải quyết, trong đó có vấn đề nhân quyền và dân chủ. Bên cạnh những biện pháp răn đe, trấn áp các phần tử phản động, cơ hội, gây rối,ta cần cởi mở và chủ động hơn trong đối thoại với Hoa Kỳ về vấn đề này. Gần đây, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mỹ cuối tháng 5-2016 cũng thể hiện tinh thần gác lại quá khứ và hướng đến tương lai,trong đó, Tổng thống Barack Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam đã đánh dấu bước bình thường hóa hoàn toàn trong quan hệ hai nước.
Bên cạnh Trung Quốc và Hoa Kỳ, hiện nay thế giới đa cực đang có sự góp mặt của nhiều nước lớn có tiếng nói khác như: Nhật Bản, Nga, Ấn Độ…
Với Nhật Bản,làmột nước lớn có quan hệ kinh tế tương đối phát triển với Việt Nam, Nhật Bản được xem là“đồng minh tự nhiên” của ta.Việt Nam được Nhật Bản coi là một trong ba đối tác chủ chốt của ASEAN, viện trợ ODA và đầu tư của Nhật vào Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua. Trước căng thẳng và tranh chấp trên Biển Đông và vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế nước ta, Nhật Bản là một trong số ít những nước lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc. Đây có thể coi là một trong những điểm sáng trong quan hệ Việt -Nhật. Do đó, trong thời gian tới, ta cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học -kỹ thuật với Nhật Bản để tăng cường nội lực quốc gia, điều chỉnh chiến lược đối với an ninh -quốc phòng của Nhật để củng cố năng lực quốc phòng đất nước; đồng thời xem xét để có những hình thức công khai thể hiện sự ủng hộ rõ ràng hơn với “chủ nghĩa hòabình tích cực” của Nhật Bảnvà phối hợp với Nhật Bản trong khuôn khổ ASEAN và các cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công.
Với Liên bang Nga, quan hệ song phương Việt -Nga đã có nền tảng hợp tác tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Học thuyết đối ngoại mới (2013) và Học thuyết quân sự mới (2014) của Tổng thống Putin xác định rõ Việt Nam là một trong ba đối tác chiến lược quan trọng nhất của Nga ở châu Á (cùng Trung Quốc, Ấn Độ),songtrong chiến lược lấy lại vị trí toàn cầu, Nga đặc biệt coi trọng nhân tố Trung Quốc. Đây là một “ảnh hưởng” trong quan hệ Việt -Nga.
Trong tam giác quan hệ Nga -Trung -Việt, trước mắt có thể thấy Nga khó có thể hysinh những lợi ích với Việt Nam để đổi lấy những lợi ích với Trung Quốc. Khi tranh chấp Biển Đông xảy ra, Nga không có động thái ủng hộ Việt Nam hoặc Trung Quốc, bởi những lợi ích ràng buộc giữa Nga với Trung Quốc là quá lớn. Việt Nam có thể tranh thủ sự trung lập này trong quan hệ với Nga. Do đó, ta cầnchú trọng củng cố, phát triển quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga nhằm tăng sự tin cậy về chính trị, thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực như giáo dục, khoa học -công nghệ, quốc phòng...Mặt khác, ta cần kéo Nga can dự một cách thực chất hơn nữa vào các chiến lược với ASEAN. Trong Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), việc Nga can dự ngày càng sâu hơn là phù hợp với lợi ích chiến lược của Việt Nam, đồng thời cũng khiến Trung Quốc can dự thực chất hơn vào EAS, khi nhận thấy đây không chỉ là diễn đàn bị Mỹ và các đồng minh, đối tác quan trọng của Mỹ chi phối.
Với Ấn Độ, ta cần tranh thủ khai thác chính sách hướng Đông của Ấn Độ để phát triển quan hệ trên nhiều phương diện, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược theo hướng toàn diện hơn. Ta cũng cần khai thác yếu tố chiến lược trong chính sách của Ấn Độ với Biển Đông. Bởi Ấn Độ can dự vào Biển Đông không chỉ nhằm mục đích thương mại mà còn có động cơ chiến lược. Do đó,bên cạnh việc tăng cường hợp tác dầu khí, ta cần khuyến khích Ấn Độ thể hiện tiếng nói mạnh hơn về vấn đề Biển Đông, đặc biệt tại các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như EAS, ARF, ADMM+, EAMF…
Như vậy, trong mọi giai đoạn lịch sử, các nước lớn luôn là yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định trongquan hệ quốc tế. Những bài học ngoại giao những ngày đầu giành được độc lập, trong đó có việc ứng xử với các nước lớn không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn mang tính thời đại sâu sắc. Trong xử lý quan hệ với các nước lớn hiện nay, chúng ta cần linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo, tránh xảy ra xung đột, đối đầu. Trên cơ sở những ràng buộc, đan xen về lợi ích giữa các quốc gia, ta cần tránh đối đầu, liên minh với nước này để chống nước kiavàcần duy trì chính sách cân bằng động và tranh thủ sự trung lập của các nước lớn, nhằm thực hiện mục tiêu đối ngoại bất biến, đó là “lợi ích quốc gia -dân tộc”.
____________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 8-2016
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 281.
(2) Các tài liệu của Lầu Năm góc(The Pentagon Papers), TNS Graven, Beacon Press, Boston, 1971, t.1, tr.17.
(3) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
(4) Tạp chí Cộng sản số 874 (8-2015), tr.3.
PGS, TS Nguyễn Hữu Cát
Đoàn Thị Mai Liên
Viện Quan hệ quốc tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét