Thời gian trôi đi, lịch sử không ngừng vận động song những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó, việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng gắn với xây dựng liên minh công nông vững chắc luôn là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Mười Nga dạy cho chúng ta rằng cách mạng muốn thành công thì phải lấy quần chúng công nông làm gốc, phải bền gan, phải hy sinh, phải có Đảng vững bền”(1).
Trước hết, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn-sê-vích Nga và lãnh tụ V.I Lê-nin là nhân tố cơ bản, quyết định trực tiếp đến thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Kế thừa những tư tưởng tiến bộ của C.Mác - Ăng-ghen, V.I. Lê-nin đã phát triển, hoàn thiện học thuyết cách mạng về chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Và cũng chính V.I. Lê-nin với trí tuệ thiên tài của mình đã chứng minh sức sống của học thuyết đó thông qua vai trò của Đảng Bôn-sê-vích Nga trong lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản Nga, xây dựng chính quyền mới của nhân dân lao động. Sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, nước Nga tồn tại song song 2 chính quyền: Chính quyền lâm thời tư sản nắm quyền lãnh đạo ở Trung ương và các Xô viết đại biểu ở địa phương do giai cấp công nhân, nông dân, binh lính tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích. Cục diện nước Nga ngày càng căng thẳng do Chính quyền lâm thời tư sản dần bộc lộ rõ bản chất phản động, cải lương. Sau khi đạt được mục đích chính trị là nắm quyền lãnh đạo đất nước, giai cấp tư sản Nga đã quay lại đàn áp nhân dân lao động với hàng loạt chính sách đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của đông đảo quần chúng, những người vừa đổ máu để giành chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Hai. Không chỉ chủ trương mở rộng chiến tranh đế quốc, Chính quyền lâm thời tư sản ở Nga thời điểm đó còn tìm mọi cách đè bẹp các Xô viết đại biểu. Bối cảnh lịch sử đặc biệt đó đã đặt ra cho V.I. Lê-nin, Đảng Bôn-sê-vích Nga và quần chúng nhân dân lao động phải sớm có hành động cách mạng rõ ràng, quyết liệt.
Thực tế lịch sử cho thấy, với nhãn quan chính trị sắc bén, Đảng Bôn-sê-vích và lãnh tụ V.I. Lê-nin đã chủ động chuẩn bị mọi mặt cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga. Trước sự vận động của tình hình cách mạng, cùng với việc đề ra chiến lược, sách lược cụ thể, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã sáng suốt khi xác định rõ, cách mạng Nga phải chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa mà nhiệm vụ trọng tâm là lật đổ Chính quyền lâm thời tư sản, bảo vệ các Xô viết đại diện. Đồng thời, công tác vận động, tập hợp quần chúng cũng được những người Bôn-sê-vích Nga chú trọng gắn với việc đấu tranh vạch trần bộ mặt cải lương, phản động của giai cấp tư sản và Chính quyền lâm thời tư sản. Với hàng loạt những khẩu hiệu cách mạng, nhất là khẩu hiệu “Chính quyền về tay các Xô viết”, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã thành công trong việc tập hợp và phát huy sức mạnh của các lực lượng cách mạng như công nhân, nông dân, các dân tộc bị áp bức cùng kiên quyết đấu tranh lật đổ Chính quyền lâm thời tư sản.
Đặc biệt, vai trò của V.I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga trong Cách mạng Tháng Mười được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc sáng suốt lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động kịp thời chớp thời cơ đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Có thể nói, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là một điển hình về nghệ thuật lãnh đạo quần chúng chớp thời cơ trong tiến hành cách mạng. Chủ động lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, cách mạng hóa binh lính…, Đảng Bôn-sê-vích Nga cũng có những chỉ đạo kịp thời, hợp lý trước các bước chuyển nhanh chóng của tình hình cách mạng, nhất là sau sự kiện Chính phủ lâm thời tư sản ra lệnh nổ súng vào đoàn biểu tình của công nhân và binh lính ở Pê-tơ-rô-grat (tháng 7-1917). Từ những chỉ đạo này, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với phương thức đấu tranh mới và mang tính chính trị là chủ yếu. Khi cuộc khủng hoảng trong lòng nước Nga trở lên sâu sắc, những điều kiện chủ quan và khách quan thực sự chín muồi cũng là lúc V.I Lê-nin đưa ra nhận định sáng suốt: “Cuộc khủng hoảng đã chín muồi. Tất cả tương lai của cách mạng Nga đang ở trong tình thế hoặc mất hoặc còn. Tất cả danh dự của Đảng Bôn-sê-vích đang được đặt ra. Tất cả tương lai của cuộc cách mạng công nhân quốc tế vì chủ nghĩa xã hội đang ở trong tình thế hoặc mất hoặc còn”(2). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang đã được xác lập với những nguyên tắc cơ bản như phải dựa vào giai cấp công nhân; phải phát huy tốt sức mạnh cao trào cách mạng của quần chúng nhân dân; phải tranh thủ được thời điểm có tính chất quyết định… Đồng thời, những người Bôn-sê-vích Nga cũng chủ trương hiệp đồng chặt chẽ giữa ba lực lượng chủ yếu là các đội Cận vệ đỏ, các đơn vị quân đội và Hạm đội với hơn 30 vạn binh sĩ; địa điểm trọng yếu được xác định là tại Pê-tơ-rô-grat, Mát-xcơ-va, Hạm đội Ban-tích, là những nơi tập trung chính của cả lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng… Chính chủ trương đó đã bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi và tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới thiết lập chính quyền Xô viết trên toàn nước Nga. Thắng lợi vĩ đại này đã “mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”(3). Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, dưới ngọn cờ lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn-sê-vích và V.I. Lê-nin, nhân dân lao động Nga đã bắt tay vào xây dựng Nhà nước cách mạng; trấn áp cuộc phản kích của các thế lực phản động trong nước; đập tan âm mưu can thiệp của 14 nước đế quốc và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn nước Nga.
Bên cạnh vai trò lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga còn gắn liền với việc xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, đáp ứng đòi hỏi khách quan của lịch sử.
Không phải ngẫu nhiên nhiều học giả đã nhìn nhận Cách mạng Tháng Mười Nga như một mẫu mực về xây dựng khối liên minh công nông, làm nòng cốt quyết định trong xây dựng lực lượng cách mạng; tập hợp, phát huy sức đoàn kết; phân hóa kẻ thù để đưa cách mạng tiến tới giành thắng lợi toàn diện. Tổng kết thực tiễn phong trào cách mạng thế giới, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã khẳng định: Cuộc cách mạng vô sản hay phong trào công nhân sẽ không thể giành được thắng lợi nếu không có khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo. Tuy nhiên, trước Cách mạng Tháng Mười Nga, do không tổ chức được mối liên minh với “người bạn đồng minh tự nhiên” của mình là giai cấp nông dân nên giai cấp công nhân không tránh khỏi đơn độc và phong trào cách mạng vì thế cũng không thể giành được thắng lợi. Điều này đã được C.Mác khẳng định từ sớm, nếu không thực hiện liên minh với giai cấp nông dân thì “bài đơn ca của cách mạng vô sản sẽ trở thành một bài ai điếu”(4).
Kế thừa tư tưởng đó gắn với đặc điểm cụ thể nước Nga sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, khi bộ mặt phản bội nhân dân và bản chất phản động của Chính quyền tư sản lâm thời bộc lộ rõ; đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nước Nga ngày càng tồi tệ; không khí chính trị trở nên ngột ngạt…, V.I. Lê-nin đã đặc biệt coi trọng phát huy vai trò của hai lực lượng chủ công đó là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Dưới tác động của cuộc chiến tranh đế quốc, đến đầu năm 1917, các mâu thuẫn của nước Nga đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Từ tháng 3-1917, những cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra dồn dập, mạnh mẽ. Nhận rõ những diễn biến này, V.I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã không ngừng tăng cường mối quan hệ liên minh chiến lược giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Xác định rõ vai trò nòng cốt của giai cấp công nhân trong liên minh công nông, với cương lĩnh đúng đắn, những người Bôn-sê-vích Nga đã thu hút đông đảo giai cấp công nhân tham gia trong các tổ chức công đoàn để vừa giác ngộ chính trị, vừa tổ chức cho họ đấu tranh. Đến mùa hè năm 1917, thông qua “Phong trào đòi xác lập chế độ kiểm soát của công nhân”, đông đảo công nhân ở Nga đã tham gia các hoạt động đấu tranh. Đồng thời, để thức tỉnh, giác ngộ cách mạng và tập hợp được giai cấp nông dân, Đảng Bôn-sê-vích đã đưa ra Cương lĩnh ruộng đất, trực tiếp đáp ứng mong muốn lớn nhất của nông dân. Tại nhiều đại hội nông dân ở các địa phương đã thông qua Cương lĩnh và thực hiện chuyển giao ruộng đất, nông cụ của địa chủ cho nông dân thông qua các Xô viết đại diện. Đây là một biện pháp quan trọng để thu hút, tập hợp, giáo dục quần chúng và từng bước đưa họ đến với cuộc đấu tranh cách mạng giành chính quyền. Thiết thực củng cố liên minh công nông chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, tháng 5-1917, tại Đại hội đại biểu nông dân toàn Nga lần thứ nhất, V.I. Lê-nin đã có “Thư ngỏ gửi các đại biểu” với mong muốn nông dân toàn Nga hãy lập tức chiếm lấy toàn bộ ruộng đất một cách có tổ chức: “Chúng tôi muốn nông dân nhận được đất của địa chủ ngay bây giờ, không để mất một tháng nào, một tuần nào, một ngày nào cả”(5). Sau đó, đông đảo nông dân đã hưởng ứng chủ trương này. Phong trào quần chúng vì thế cũng lan nhanh ra các địa phương và nhanh chóng làm gia tăng lực lượng cách mạng.
Những gì đã diễn ra ở nước Nga trong giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Hai đến khi Cách mạng Tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn đã cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga chính là sức mạnh khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đã được phát huy cao độ gắn với động viên những giai tầng, lực lượng khác như binh lính, các dân tộc thiểu số… Với trung tâm là khối liên minh công nông, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã tranh thủ về mình những người đồng minh trung thành, hùng hậu, có tinh thần cách mạng là nông dân nghèo, tranh thủ được trung nông và các tầng lớp khác, đặc biệt là binh lính.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, số phận của nhân dân lao động đã có sự thay đổi căn bản. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, đảng cộng sản trở thành lực lượng lãnh đạo chính quyền nhà nước. Vượt ra khỏi phạm vi địa lý của nước Nga, Cách mạng Tháng Mười thắng lợi còn là nguồn động viên to lớn đối với nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới, giúp họ nhận ra rằng chỉ có cách mạng vô sản mới xóa bỏ hoàn toàn mọi áp bức, bất công. Thực tế cho thấy, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã có sự phát triển về chất. Tại các nước thuộc địa, phụ thuộc ở khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ La tinh đã dấy lên những phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi. Phong trào giải phóng dân tộc đã bước sang một thời kỳ phát triển mới với khí thế mạnh mẽ hơn, ý thức giác ngộ của quần chúng cao hơn gắn liền với vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản và sức mạnh từ khối liên minh giai cấp công nông tại mỗi nước. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người”(6), và “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, làm thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”(7).
Đối với Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga nói chung, nhất là bài học về phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng liên minh công nông vững chắc. Dưới ánh sáng của cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, trên cơ sở xác định con đường cứu nước đúng đắn, ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với vô sản giai cấp và bị áp bức dân tộc mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”(8). Cùng với việc luôn luôn quan tâm chăm lo xây dựng Đảng, phát huy vai trò tiên phong lãnh đạo của Đảng thì khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức cũng đặc biệt được Đảng ta chú trọng xây dựng, củng cố và nâng cao. Gắn liền với đặc điểm cụ thể trong phong trào yêu nước của dân tộc, liên minh công nông trí thức đã thực sự đóng vai trò nòng cốt, góp phần quan trọng trong khơi dậy, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bài học kinh nghiệm từ Cách mạng Tháng Mười Nga và lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được vận dụng sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Việc nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng gắn với phát huy sức mạnh khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức là cơ sở quan trọng đầu tiên để cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn.
Trong bối cảnh giai đoạn cách mạng hiện nay, bên cạnh những thuận lợi chúng ta cũng đang phải đương đầu với không ít khó khăn, thử thách. Trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Đảng ta kiên định quan điểm về thời đại mới được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga: Thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Phát huy những bài học từ Cách mạng Tháng Mười, trước yêu cầu của hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng ta cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng Đảng trên cơ sở thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa hồng vừa chuyên, thực sự tiên phong trong mọi nhiệm vụ cách mạng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở hạt nhân là liên minh công nhân, nông dân và trí thức.
Gần một thế kỷ đã đi qua, song có một thực tế không thể phủ nhận được: Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã trở thành một sự kiện lịch sử tạo bước ngoặt trong sự phát triển của xã hội loài người, mở ra một con đường đúng đắn, khoa học cho sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp khỏi áp bức, bất công. Ngày nay, tuy chủ nghĩa xã hội hiện thực đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách song, con đường được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga với những giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn vẫn là xu thế tất yếu của nhân loại. Và kế thừa, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng chính là “cẩm nang” để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội bởi “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”(9)./.
Trước hết, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn-sê-vích Nga và lãnh tụ V.I Lê-nin là nhân tố cơ bản, quyết định trực tiếp đến thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Kế thừa những tư tưởng tiến bộ của C.Mác - Ăng-ghen, V.I. Lê-nin đã phát triển, hoàn thiện học thuyết cách mạng về chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Và cũng chính V.I. Lê-nin với trí tuệ thiên tài của mình đã chứng minh sức sống của học thuyết đó thông qua vai trò của Đảng Bôn-sê-vích Nga trong lãnh đạo quần chúng đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản Nga, xây dựng chính quyền mới của nhân dân lao động. Sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, nước Nga tồn tại song song 2 chính quyền: Chính quyền lâm thời tư sản nắm quyền lãnh đạo ở Trung ương và các Xô viết đại biểu ở địa phương do giai cấp công nhân, nông dân, binh lính tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích. Cục diện nước Nga ngày càng căng thẳng do Chính quyền lâm thời tư sản dần bộc lộ rõ bản chất phản động, cải lương. Sau khi đạt được mục đích chính trị là nắm quyền lãnh đạo đất nước, giai cấp tư sản Nga đã quay lại đàn áp nhân dân lao động với hàng loạt chính sách đi ngược lại nguyện vọng và lợi ích của đông đảo quần chúng, những người vừa đổ máu để giành chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Hai. Không chỉ chủ trương mở rộng chiến tranh đế quốc, Chính quyền lâm thời tư sản ở Nga thời điểm đó còn tìm mọi cách đè bẹp các Xô viết đại biểu. Bối cảnh lịch sử đặc biệt đó đã đặt ra cho V.I. Lê-nin, Đảng Bôn-sê-vích Nga và quần chúng nhân dân lao động phải sớm có hành động cách mạng rõ ràng, quyết liệt.
Thực tế lịch sử cho thấy, với nhãn quan chính trị sắc bén, Đảng Bôn-sê-vích và lãnh tụ V.I. Lê-nin đã chủ động chuẩn bị mọi mặt cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga. Trước sự vận động của tình hình cách mạng, cùng với việc đề ra chiến lược, sách lược cụ thể, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã sáng suốt khi xác định rõ, cách mạng Nga phải chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa mà nhiệm vụ trọng tâm là lật đổ Chính quyền lâm thời tư sản, bảo vệ các Xô viết đại diện. Đồng thời, công tác vận động, tập hợp quần chúng cũng được những người Bôn-sê-vích Nga chú trọng gắn với việc đấu tranh vạch trần bộ mặt cải lương, phản động của giai cấp tư sản và Chính quyền lâm thời tư sản. Với hàng loạt những khẩu hiệu cách mạng, nhất là khẩu hiệu “Chính quyền về tay các Xô viết”, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã thành công trong việc tập hợp và phát huy sức mạnh của các lực lượng cách mạng như công nhân, nông dân, các dân tộc bị áp bức cùng kiên quyết đấu tranh lật đổ Chính quyền lâm thời tư sản.
Đặc biệt, vai trò của V.I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga trong Cách mạng Tháng Mười được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc sáng suốt lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động kịp thời chớp thời cơ đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Có thể nói, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là một điển hình về nghệ thuật lãnh đạo quần chúng chớp thời cơ trong tiến hành cách mạng. Chủ động lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, cách mạng hóa binh lính…, Đảng Bôn-sê-vích Nga cũng có những chỉ đạo kịp thời, hợp lý trước các bước chuyển nhanh chóng của tình hình cách mạng, nhất là sau sự kiện Chính phủ lâm thời tư sản ra lệnh nổ súng vào đoàn biểu tình của công nhân và binh lính ở Pê-tơ-rô-grat (tháng 7-1917). Từ những chỉ đạo này, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với phương thức đấu tranh mới và mang tính chính trị là chủ yếu. Khi cuộc khủng hoảng trong lòng nước Nga trở lên sâu sắc, những điều kiện chủ quan và khách quan thực sự chín muồi cũng là lúc V.I Lê-nin đưa ra nhận định sáng suốt: “Cuộc khủng hoảng đã chín muồi. Tất cả tương lai của cách mạng Nga đang ở trong tình thế hoặc mất hoặc còn. Tất cả danh dự của Đảng Bôn-sê-vích đang được đặt ra. Tất cả tương lai của cuộc cách mạng công nhân quốc tế vì chủ nghĩa xã hội đang ở trong tình thế hoặc mất hoặc còn”(2). Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích Nga, kế hoạch khởi nghĩa vũ trang đã được xác lập với những nguyên tắc cơ bản như phải dựa vào giai cấp công nhân; phải phát huy tốt sức mạnh cao trào cách mạng của quần chúng nhân dân; phải tranh thủ được thời điểm có tính chất quyết định… Đồng thời, những người Bôn-sê-vích Nga cũng chủ trương hiệp đồng chặt chẽ giữa ba lực lượng chủ yếu là các đội Cận vệ đỏ, các đơn vị quân đội và Hạm đội với hơn 30 vạn binh sĩ; địa điểm trọng yếu được xác định là tại Pê-tơ-rô-grat, Mát-xcơ-va, Hạm đội Ban-tích, là những nơi tập trung chính của cả lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng… Chính chủ trương đó đã bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi và tạo điều kiện thuận lợi để tiến tới thiết lập chính quyền Xô viết trên toàn nước Nga. Thắng lợi vĩ đại này đã “mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”(3). Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, dưới ngọn cờ lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn-sê-vích và V.I. Lê-nin, nhân dân lao động Nga đã bắt tay vào xây dựng Nhà nước cách mạng; trấn áp cuộc phản kích của các thế lực phản động trong nước; đập tan âm mưu can thiệp của 14 nước đế quốc và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn nước Nga.
Bên cạnh vai trò lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga còn gắn liền với việc xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, đáp ứng đòi hỏi khách quan của lịch sử.
Không phải ngẫu nhiên nhiều học giả đã nhìn nhận Cách mạng Tháng Mười Nga như một mẫu mực về xây dựng khối liên minh công nông, làm nòng cốt quyết định trong xây dựng lực lượng cách mạng; tập hợp, phát huy sức đoàn kết; phân hóa kẻ thù để đưa cách mạng tiến tới giành thắng lợi toàn diện. Tổng kết thực tiễn phong trào cách mạng thế giới, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã khẳng định: Cuộc cách mạng vô sản hay phong trào công nhân sẽ không thể giành được thắng lợi nếu không có khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo. Tuy nhiên, trước Cách mạng Tháng Mười Nga, do không tổ chức được mối liên minh với “người bạn đồng minh tự nhiên” của mình là giai cấp nông dân nên giai cấp công nhân không tránh khỏi đơn độc và phong trào cách mạng vì thế cũng không thể giành được thắng lợi. Điều này đã được C.Mác khẳng định từ sớm, nếu không thực hiện liên minh với giai cấp nông dân thì “bài đơn ca của cách mạng vô sản sẽ trở thành một bài ai điếu”(4).
Kế thừa tư tưởng đó gắn với đặc điểm cụ thể nước Nga sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, khi bộ mặt phản bội nhân dân và bản chất phản động của Chính quyền tư sản lâm thời bộc lộ rõ; đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội nước Nga ngày càng tồi tệ; không khí chính trị trở nên ngột ngạt…, V.I. Lê-nin đã đặc biệt coi trọng phát huy vai trò của hai lực lượng chủ công đó là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Dưới tác động của cuộc chiến tranh đế quốc, đến đầu năm 1917, các mâu thuẫn của nước Nga đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Từ tháng 3-1917, những cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra dồn dập, mạnh mẽ. Nhận rõ những diễn biến này, V.I. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã không ngừng tăng cường mối quan hệ liên minh chiến lược giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Xác định rõ vai trò nòng cốt của giai cấp công nhân trong liên minh công nông, với cương lĩnh đúng đắn, những người Bôn-sê-vích Nga đã thu hút đông đảo giai cấp công nhân tham gia trong các tổ chức công đoàn để vừa giác ngộ chính trị, vừa tổ chức cho họ đấu tranh. Đến mùa hè năm 1917, thông qua “Phong trào đòi xác lập chế độ kiểm soát của công nhân”, đông đảo công nhân ở Nga đã tham gia các hoạt động đấu tranh. Đồng thời, để thức tỉnh, giác ngộ cách mạng và tập hợp được giai cấp nông dân, Đảng Bôn-sê-vích đã đưa ra Cương lĩnh ruộng đất, trực tiếp đáp ứng mong muốn lớn nhất của nông dân. Tại nhiều đại hội nông dân ở các địa phương đã thông qua Cương lĩnh và thực hiện chuyển giao ruộng đất, nông cụ của địa chủ cho nông dân thông qua các Xô viết đại diện. Đây là một biện pháp quan trọng để thu hút, tập hợp, giáo dục quần chúng và từng bước đưa họ đến với cuộc đấu tranh cách mạng giành chính quyền. Thiết thực củng cố liên minh công nông chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, tháng 5-1917, tại Đại hội đại biểu nông dân toàn Nga lần thứ nhất, V.I. Lê-nin đã có “Thư ngỏ gửi các đại biểu” với mong muốn nông dân toàn Nga hãy lập tức chiếm lấy toàn bộ ruộng đất một cách có tổ chức: “Chúng tôi muốn nông dân nhận được đất của địa chủ ngay bây giờ, không để mất một tháng nào, một tuần nào, một ngày nào cả”(5). Sau đó, đông đảo nông dân đã hưởng ứng chủ trương này. Phong trào quần chúng vì thế cũng lan nhanh ra các địa phương và nhanh chóng làm gia tăng lực lượng cách mạng.
Những gì đã diễn ra ở nước Nga trong giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Hai đến khi Cách mạng Tháng Mười giành thắng lợi hoàn toàn đã cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga chính là sức mạnh khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân đã được phát huy cao độ gắn với động viên những giai tầng, lực lượng khác như binh lính, các dân tộc thiểu số… Với trung tâm là khối liên minh công nông, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã tranh thủ về mình những người đồng minh trung thành, hùng hậu, có tinh thần cách mạng là nông dân nghèo, tranh thủ được trung nông và các tầng lớp khác, đặc biệt là binh lính.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, số phận của nhân dân lao động đã có sự thay đổi căn bản. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, đảng cộng sản trở thành lực lượng lãnh đạo chính quyền nhà nước. Vượt ra khỏi phạm vi địa lý của nước Nga, Cách mạng Tháng Mười thắng lợi còn là nguồn động viên to lớn đối với nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới, giúp họ nhận ra rằng chỉ có cách mạng vô sản mới xóa bỏ hoàn toàn mọi áp bức, bất công. Thực tế cho thấy, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã có sự phát triển về chất. Tại các nước thuộc địa, phụ thuộc ở khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ La tinh đã dấy lên những phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi. Phong trào giải phóng dân tộc đã bước sang một thời kỳ phát triển mới với khí thế mạnh mẽ hơn, ý thức giác ngộ của quần chúng cao hơn gắn liền với vai trò lãnh đạo của các Đảng Cộng sản và sức mạnh từ khối liên minh giai cấp công nông tại mỗi nước. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của cả loài người”(6), và “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, làm thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”(7).
Đối với Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga nói chung, nhất là bài học về phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng liên minh công nông vững chắc. Dưới ánh sáng của cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, trên cơ sở xác định con đường cứu nước đúng đắn, ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với vô sản giai cấp và bị áp bức dân tộc mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”(8). Cùng với việc luôn luôn quan tâm chăm lo xây dựng Đảng, phát huy vai trò tiên phong lãnh đạo của Đảng thì khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức cũng đặc biệt được Đảng ta chú trọng xây dựng, củng cố và nâng cao. Gắn liền với đặc điểm cụ thể trong phong trào yêu nước của dân tộc, liên minh công nông trí thức đã thực sự đóng vai trò nòng cốt, góp phần quan trọng trong khơi dậy, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bài học kinh nghiệm từ Cách mạng Tháng Mười Nga và lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được vận dụng sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Việc nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng gắn với phát huy sức mạnh khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức là cơ sở quan trọng đầu tiên để cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn.
Trong bối cảnh giai đoạn cách mạng hiện nay, bên cạnh những thuận lợi chúng ta cũng đang phải đương đầu với không ít khó khăn, thử thách. Trung thành với lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Đảng ta kiên định quan điểm về thời đại mới được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga: Thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Phát huy những bài học từ Cách mạng Tháng Mười, trước yêu cầu của hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng ta cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng Đảng trên cơ sở thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa hồng vừa chuyên, thực sự tiên phong trong mọi nhiệm vụ cách mạng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở hạt nhân là liên minh công nhân, nông dân và trí thức.
Gần một thế kỷ đã đi qua, song có một thực tế không thể phủ nhận được: Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã trở thành một sự kiện lịch sử tạo bước ngoặt trong sự phát triển của xã hội loài người, mở ra một con đường đúng đắn, khoa học cho sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp khỏi áp bức, bất công. Ngày nay, tuy chủ nghĩa xã hội hiện thực đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách song, con đường được mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga với những giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn vẫn là xu thế tất yếu của nhân loại. Và kế thừa, vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng chính là “cẩm nang” để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội bởi “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”(9)./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét