Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu, đích đến của Việt Nam

Xã hội XHCN là xã hội: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được đích đó cần đổi mới mạnh mẽ và triệt để nhận thức, tư duy về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hết cần khơi dậy một văn hóa vươn lên, văn hóa làm giàu, khát vọng làm giàu, khát vọng sáng tạo trong xã hội.

Vận dụng sáng tạo học thuyết về chủ nghĩa xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta

 Đời sống chính trị - xã hội thế giới diễn biến phức tạp, tác động lớn đến công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, thực tiễn đang đặt ra hàng loạt vấn đề nóng bỏng cần phải luận giải. Chỉ có một thái độ kiên quyết, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân lên trên hết, dũng cảm vượt qua những lạc hậu về nhận thức lý luận, những hạn chế, bất cập trong phương pháp tiếp cận lý luận, đổi mới tư duy lý luận, vận dụng sáng tạo học thuyết về CNXH và tiếp thu khôn ngoan những thành tựu khoa học chính trị của nhân loại, Đảng ta mới hoàn thành trách nhiệm lãnh đạo của mình trong thời gian tới.

Phong cách tự phê và phê bình của Bác

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện phong phú trên tất cả các lĩnh vực trong suốt chặng đường hoạt động, công tác của Người. Phong cách tự phê bình và phê bình là một trong hệ thống chỉnh thể đó, đến nay còn nguyên giá trị để chúng ta suy ngẫm, học tập noi theo, nhất là trong công tác xây dựng Đảng.  

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Nhân dân làm chủ trong quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”

(LLCT) - Trong xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở nước ta, một chế độ xã hội “dân là chủ và dân làm chủ” Đảng đã sớm đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tại Đại hội VI, Đảng đã coi “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”. Cơ chế đó một mặt khẳng định vai trò của ba thành tố hợp thành,  mặt khác cũng chỉ ra tính biện chứng khách quan (ràng buộc, đòi hỏi có nhau và tác động, quy định qua lại với nhau) giữa chúng.

Chủ động nhận diện và đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch

Lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo là âm mưu xảo quyệt của các thế lực thù địch nhằm chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Vì vậy, chủ động nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với âm mưu này là rất quan trọng, cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Cần một thái độ thực tế với tôn giáo trong thế giới hiện nay

(LLCT) - Tôn giáo có vị thế như thế nào mà suốt gần như toàn bộ lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người đến tận ngày nay vẫn tồn tại? Và trong thế kỷ XXI, rồi những thế kỷ tiếp theo nữa, liệu tôn giáo có tồn tại và phát triển với diện mạo mới hay không?

Góp phần nhận thức rõ thêm thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

(LLCT) - Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, đã bắt đầu trở thành khả năng mang tính hiện thực cao đối với các nước tiền TBCN, hay TBCN kém phát triển bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Về mặt lôgíc phát triển, CNTB đã đạt đến trình độ điển hình của chính mình, cơ sở vật chất - kỹ thuật này đủ để cho phép chuyển hóa sang CNXH.

Nhân dân làm chủ trong quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”

(LLCT) - Trong xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở nước ta, một chế độ xã hội “dân là chủ và dân làm chủ” Đảng đã sớm đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tại Đại hội VI, Đảng đã coi “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”(1). Cơ chế đó một mặt khẳng định vai trò của ba thành tố hợp thành,  mặt khác cũng chỉ ra tính biện chứng khách quan (ràng buộc, đòi hỏi có nhau và tác động, quy định qua lại với nhau) giữa chúng.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Dù có xuyên tạc, Cách mạng Tháng Mười vẫn luôn tỏa sáng

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản (Bôn-sê-vích) Nga, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Mười năm 1917, mở ra bước ngoặt mới trong tiến trình lịch sử nhân loại. Thế nhưng, các thế lực thâm thù luôn xuyên tạc về Cách mạng Tháng Mười, song “bàn tay không che nổi mặt trời”, cuộc Cách mạng vĩ đại này vẫn luôn tỏa sáng.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Không thể phủ nhận giá trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam

Qua 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vậy mà, một số người lại cố tình phủ nhận những giá trị của chủ nghĩa xã hội và kết quả công cuộc đổi mới đất nước mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực, phấn đấu xây dựng nên - Điều đó thể hiện ý đồ xấu của họ.